Ariel Ortega |
Luật sư Hoàng Văn Thạch
Gần đây thông tư
57/2015/TT-BCA ngày 26/12/2015 đưa quy định về việc phương tiện cơ giới tham
gia giao thông từ 04 chỗ trở lên (gọi tắt là oto) bắt buộc phải trang bị bình cứu
hỏa đã gây xông xao trong dự luận.
Bài viết dưới đây phân tích dưới góc nhìn xây dựng
pháp luật đối với quy định nêu trên.
1.
Sự
ra đời của quy định nêu trên có đảm bảo đầy đủ nguyên tắc xây dựng pháp luật.
Ở Việt
Nam ta có đặc thù là rất nhiều cơ quan được quyền ban hành các văn bản pháp luật.
Trong đó Thông tư là một dạng văn bản pháp luật do cấp bộ trưởng ban hành.
Để tạo
hành lang pháp lý cho việc xây dựng văn bản pháp luật chúng ta có Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó mọi văn bản pháp luật khi xây dựng phải đảm
bảo tuân thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục, nội dung đã được quy định trong luật.
Tại
Điều 3 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định 5 Nguyên tắc
xây dựng văn bản pháp luật, gồm:
-
Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất –
tức không mâu thuẫn với hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác
-
Tuân thủ đúng thẩm quyền
-
Đảm bảo công khai, minh bạch
-
Đảm bảo tính khả thi
-
Không trái với các công ước quố tế mà Việt
Nam có ký kết, tham gia.
Rà
soát toàn bộ Thông tư 57 cũng như quy định trên thì thấy: quy định về việc xe
oto 04 chỗ trở lên phải có bình chữa cháy chỉ là sự chi tiết hóa từ các quy định
đã có từ trước đó rất lâu. Cụ thể là Luật phòng cháy chữa cháy 2001 và Nghị định
79/2014/NĐ-CP. Tại luật PCCC chỉ quy định là xe 04 chỗ trở lên phải bảo đảm các
điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa
cháy. Sau đó Nghị định 79/2014 làm rõ hơn chút nữa khi quy định “Có
phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm của phương tiện,
bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an” và chỉ đến khi Thông từ 57/2015 ra đời
mới chính thức quy định rõ cần phải trang bị bình cứu hỏa.
Như vậy rõ ràng quy định oto trang bị bình cứu
hỏa chỉ là cụ thể hóa các quy định cao hơn của pháp luật. Tương tự như việc ông
Chồng hỏi Vợ “hôm nay cho con ăn gì?” – vợ đáp “nó cần có thêm chất đạm”; sau
đó chồng bảo osin “ra chợ mua thịt, thịt
nào tùy mày”, chồng Osin làm nghề bán thịt cừu và Osin quyết định mua thịt
cừu. Quyết định mua thịt cừu của Osin
không trái với ý của ông chồng, của bà vợ.
Nói cách khác quy định nà y đảm bảo tính hợp
hiến, hợp pháp và thống nhất
Đối với các tiêu chí khác như thẩm quyền;
tính công khai, minh bạch, không trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
thì Thông tư 57 đều tuân thủ. Duy chỉ có “tính khả thi” là hiện nay đang còn vướng
do thị trường chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng cũng như số lượng
bình cứu hỏa cho các phương tiện giao thông phải trang bị. Tuy nhiên điều này
chỉ là trước mắt và trong thời gian ngắn có thể khắc phục dễ dàng.
Nói tóm lại quy định oto phải trang bị bình cứu
hỏa hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật
theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
2. Tiêu
chí về tính hợp lý:
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã bỏ
mất một tiêu chí quan trọng là “tính hợp lý” – tức quy định đó được ban hành có
lợi cho xã hội hay không, có phù hợp với văn hóa của Việt Nam không?. Do vậy
khi dư luận có phản ứng, Cục kiểm tra văn bản pháp luật của Bộ tư pháp đã kiểm
tra và kết luận là không trái với quy định của pháp luật, không trái thẩm quyền.
Thế là xong. Điều này khiến chúng ta
liên tưởng đến câu trả lời quen thuộc lâu nay khi cơ quan chức năng kiểm tra một
cán bộ mới bổ nhiệm mà dư luận cho rằng bất thường là “bổ nhiệm đúng quy trình”.
Mặc
dù không được ghi nhận là một nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật trong Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên năm 2011 khi rà soát hệ thông
văn bản pháp luật do VCCI tổ chức thì “tính hợp lý” là một tiêu chí xem xét
đánh giá tác động của văn bản pháp luật đối môi trường pháp lý của Việt Nam. Điều
này càng minh chứng thêm rằng “tính hợp lý” là tiêu chí không thể bỏ qua khi
xây dựng văn bản pháp luật.
Đem
tiêu chí này đánh giá đối với thông tư 57 thì có thể thấy quy định xe oto phải
trang bị bình cứu hỏa không đảm bảo tiêu chí này với nhiều lý do: dễ gây nổ,
gây tốn kém cho xã hội trong khi thiệt hại do việc không trang bị bình cứu hỏa
chưa phải là con số thuyết phục, tạo điều kiện cho nhân viên công vụ nhũng nhiễu
người dân.
Quay
trở lại ví dụ đã nêu ở trên, khi bà vợ yêu cầu tăng cường chất đạm cho bữa ăn của
đàn con thì ông bố và osin cần hỏi kỹ, xem nó nên ăn cá, ăn trứng, hay ăn thịt
và nếu thịt thì thịt gì? Nó đang muốn ăn cá mà ông bắt nó ăn thịt cừu thì việc
nó phản ứng lại là điều đương nhiên. Khi quyết định mua thịt cừu bà vợ và osin
đã tìm hiểu xem khẩu vị của mấy đứa con là gì chưa? đã xem xem trong bếp có gia
vị để chế biến món thịt cừu chưa? rồi có ai biết nấu thịt cừu như thế nào không?
– nó hôi thế không biết cách làm ăn sao được.
Luật
của quốc hội chỉ nói phải “điều kiện theo
quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy”. Do vậy
ông Chính phủ và Bộ công an khi ban hành quy định xe oto bắt buộc cần có bình cứu
hỏa đã có tham khảo ý kiến của nhà sản xuất để đưa ra một quy định hợp lý. Tuy
nhiên có lẽ không tham khảo.
Như
vậy nếu xét về tính hợp lý thì rõ ràng lý giải của Cục trưởng cục CSPCCC khi trả
lời báo dantri rằng “Mục tiêu cao nhất của lực lượng chúng tôi là
nâng cao ý thức PCCC cho người quản lý, người sử dụng phương tiện trong tình
hình cháy, nổ ở nước ta đang diễn biến hết sức phức tạp chứ không có bất cứ mục
tiêu nào khác” là chưa thuyết phục được người dân. Điều này không khác gì
bà Osin biện luận cho việc mua thịt cừu là “mục đích của tôi mua thịt cừu là để
tăng cường chất đạm cho bọn trẻ” trong khi lảng tránh những điều bất hợp lý
khác.
3. Thăm dò phản ứng của xã hội:
Khi
ban hành một quy định thay đổi thói quen hoặc cách nghĩ của cả xã hội hoặc khi
cần có số liệu để đánh giá tính hiệu quả của quy định mới thì cần phải có lộ
trình để xã hội dần thích nghi hoặc thí điểm triển khai ở một vài khu vực, nếu
sau một thời gian thấy không hợp lý sẽ có phương án điều chỉnh cho phù hợp. Ví
dụ trước đây khi quy định người đi moto phải đội mũ bảo hiểm, đầu tiên là yêu cầu
khi tham gia giao thông trên quốc lộ mới phải đội mũ, sau đó mới triển khai
trên tất cả tuyết đường. Rồi quy định về triển khai thanh tra xây dựng cấp phường,
đầu tiên chúng ta triển khai ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, sau một thời gian đánh
giá thấy không hiệu quả thì không nhân rộng nữa mà giải tán luôn.
Tương
tự như vậy, nếu muốn đánh giá việc xe oto cần có bình cứu hỏa có giảm được hậu
quả do cháy nổ gây ra hay không thì cần thí điểm triển khai dần dần. Ví dụ có
thể áp dụng đối với xe 07 chỗ trở lên, sau đó một thời gian tổng kết nếu thấy
hiệu quả thì áp dụng cho cả xe 04 chỗ.
4. Lời Kết:
Hiện
nay ở Việt Nam việc văn bản pháp luật do nhiều cơ quan thực hiện. Trong đó đối
với văn bản có giá trị pháp lý càng cao thì quy trình xây dựng văn bản pháp luật
càng phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều bước. Ví dụ nếu là Luật thì khi cơ quan
xây dựng thì qua nhiều bước như lấy ý kiến nhân dân và cơ quan liên quan, đến
khâu thẩm định, khâu thẩm tra, UBND Thường vụ quốc hội cho ý kiến, rồi thảo luận
tại quốc hội, rồi chỉnh lý (nếu có) và trình quốc hội thông qua. Đến Nghị định
lại đơn giản hơn chút khi không phải qua bước thẩm tra, không phải có ý kiến của
UB Thường vụ quốc hội. Cuối cùng thông tư lại đơn giản nữa, chỉ cần soạn rồi bộ
phận pháp chế thẩm định, chỉnh lý và trình bộ trưởng ký.
Nếu
một vấn đề được điều chỉnh bởi Luật nó sẽ trải qua nhiều quy trình, được nhiều
cơ quan xem xét. Do vậy khi ra đời nó sẽ có tính “hoàn thiện” cao hơn. Ngược lại
đối với các văn bản khác thì quy trình ra đời của quy định đó sẽ đơn giản hơn,
ít bị “soi mói” hơn. Do vậy tính “hoàn thiện” trong quy định đó sẽ thấp hơn.
Như
vậy Quốc hội được dân bầu ra để làm cơ quan lập pháp, tuy nhiên đối với các quy
định ảnh hưởng trực tiếp đến đời quốc kế dân sinh thì đôi khi Quốc hội thông
qua các quy định mang tính “ủy quyền” cứ tự tước bỏ đi quyền năng của mình, dần
dần trao quyền cho các cơ quan khác. Khi cơ quan cấp thấp xây dựng và ban hành
văn bản pháp luật thì trình tự, thủ tục đơn giải hơn nhiều dẫn đến hạt sạn cũng
tồn tại nhiều hơn, dân cũng phải đọc văn bản nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc
là Quốc hội cần phải phát huy hơn nữa vai trò cua mình khi thực hiện quyền lập
pháp và bỏ tư duy “ủy quyền” cho cơ quan cấp thấp.
Hà Nội, tháng 02 năm 2016
(Bài cũng được đăng tại: http://vntinnhanh.vn/tin-24h/quy-dinh-o-to-phai-co-binh-cuu-hoa-qua-cau-chuyen-osin-mua-thit-cuu-84004)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét