Robert Pies |
Gần đây, nhận thấy
trong cách hiểu của một số bạn vẫn còn nhầm lẫn về khái niệm Cổ đông sáng lập(CĐSL) theo quy định của Luật doanh nghiệp
2004 và khái niệm CĐSL của Luật doanh nghiệp 2015. Bài viết này hy vọng góp
phần làm rõ thêm sự khác nhau trong hai khái niệm cũ mới này. Rất mong nhận
được ý kiến góp ý của các bạn. Nhất là các chuyên viên phòng Giấy phép doanh
nghiệp.
1. Cổ đông sáng lập là gì?
Theo quy định tại Điều
4 Luật doanh nghiệp 2014 “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở
hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên
trong danh sách cổ đông sáng lập công
ty cổ phần”. Như vậy một điều kiện khác biệt giữa cổđông sáng lập với các cổ đông thường là CĐSL bắt buộc phải là người ký tên
trong danh sách cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần. Với điều kiện này thì CĐSL là bất di bất dịch, không thể
thay đổi. Điều này cũng tương tự như việc nước Mỹ là thành viên sáng lập NATO, sau này nước Mỹ có rút lui và nhường vị
trí cho bất kỳ nước nào khác thì nước Mỹ mãi vẫn là quốc gia sáng lập khối NATO. CĐSL mãi mãi vẫn sẽ là CĐSL.
Trước đây theo quy định
tại Luật doanh nghiệp 2005 “Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản
Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần”. So với định nghĩa luật doanh nghiệp 2014 thì luật cũ còn tiến
bộ hơn khi không cần đưa thêm một câu thừa thải là “sở hữu ít nhất một cổ”. bởi nó trùng với định nghĩa về cổ đông. Mặt khác việc quy định “sở hữu ít nhất một cổ phần” cũng chưa khoa học mà cần nói rõ là “đã
hoặc đang sở hữu ít nhất một cổ đông sáng lập”. Tuy nhiên cũng như Luật doanh nghiệp 2014 cổ đông sáng lậpđược quy định tại Luật doanh nghiệp 2005 cũng là
bất di bất dịch, không thể thay đổi.
2. Có thể thay đổi cổ đông sáng lập không?.
Như đã phân tích tại
phần 1. CĐSL là bất di bất dịch, không thể thay đổi. Tuy nhiên trước đây
Luật doanh nghiệp 2005 đã có những quy định đi ngược lại với định nghĩa về
CĐSL. Đó là cho phép doanh nghiệp thay đổi cổđông sáng lập trong một số trường hợp. Ví du: trở thành CĐSL
do nhận góp vốn thay (Khoản 3 Điều 84); trở thành CĐSL do nhận chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong thời hạn 03 năm (Khoản 4
Điều 84).
Những mâu thuẫn này đã
được khắc phục tại Luật doanh nghiệp 2014. Điều 112 và Điều 116 LDN 2014 thay
thế Điều 84 LDN 2005 và hướng dẫn tại Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã bỏ quy
định bên góp vốn thay thế hoặc bên nhận chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong thời hạn 03 năm sẽ trở
thành CĐSL.
Đối với trường hợp nếu
có cổ đông không thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời
hạn quy định thì LDN 2014 cũng bỏ khái niệm “góp vốn thay thế” để thay thế bằng
quy định bán cổ phần.
Điều 112 LDN 2014 quy định “Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền
bán;”.
Mặc dù không còn bất cứ
trường hợp nào được gọi là “thay đổi cổ đông sáng lập” tuy nhiên tại Khoản 1 Điều 32 vẫn quy định các
trường hợp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi có sự “thay đổi cổ đôngsáng lập”. Vậy đây có thực sự phải là thay đổi CĐSL?
Hướng dẫn điều này Điều
51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP chỉ coi đây là thủ tục thay đổi thông tin về cổ đôngsáng lập chứ không phải thay đổi cổ đông sáng lập. Và thực tế là nếu trong quá trình hoạt động Cổ đông sáng lậpchuyển nhượng, hay tặng cho cổ phần cho người khác thì cơ quan ĐKKD chỉ tiến
hành thay đổi thông tin về cổđông sáng lập. Không tiến hành thay đổi CĐSL. Ví dụ nếu CĐSL A chuyển nhượng
toàn bộ 100% cổ phần
của mình cho CĐ B thì trong danh sách CĐSL vẫn có tên CĐ A với số lượng 0 cổ phần. Còn CĐ B không có tên trong danh sách
CĐSL.
Ngoài ra cũng có một
điểm cần lưu ý là: trước đây LDN 2005 quy định về thủ tục thay đổi CĐSL do vậy
sau 03 năm kể từ khi công ty được thành lập thì không thể thay đổi CĐSL được nữa. Do vậy thông tư 01/2013/TT-BKHĐT
khẳng định sau 03 năm “Việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty CP trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp chỉ thực hiện trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn trên, Phòng Đăng ký kinh doanh
không thực hiện việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty CP trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Việc thay đổi các thông tin về cổ đông của công ty được thể hiện tại Sổ đăng ký cổ đông của công ty”. Tuy nhiên nay với cách tiếp cận mới là mọi thay đổi liên quan
đến thông tin của CĐSL đều phải thông báo cho phòng ĐKKD thì không kể là sau
hay trước 03 năm, nếu cứ có sự thay đổi về thông tin của CĐSL thì đều phải
thông báo với phòng ĐKKD. Mốc 03 năm chỉ có tác dụng hạn chế hay không hạn chế
việc chuyển nhượng cổ phần
của CĐSL.
Tóm lại: Hiện nay không còn
tồn tại thủ tục thay đổi CĐSL. CĐSL mãi là CĐSL và không thể thay đổi. Chỉ
tồn tại thủ tục “thay đổi thông tin CĐSL”. Tại một số điểm, khoản trong LDN
2014 cũng như các văn bản hướng dẫn sử dụng khái niệm “thay đổi CĐSL” là
không đúng với bản chất sự việc và thực tế triển khai tại các cơ quan ĐKKD.
|
Theo Luật sư Hoàng Văn Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét