Alan Shearer |
Luật sư Hoàng Văn Thạch
Liên
quan đến vụ việc một anh Cảnh sát khu vực cấp trung úy thuộc Công an một phường
trên địa bàn Hà Nội có những hành vi được cho là không phù hợp với người dân
trên địa bàn. Luật sư Hoàng Văn Thạch – Đoàn luật sư Tp Hà Nội có bài viết giới
thiệu các quy định về lực lượng Cảnh sát khu vực và phân tích hành vi của cả
hai bên.
1.
Cảnh
sát khu vực (CSKV) là ai?.
CSKV
là lực lượng thuộc Công an nhân dân (CAND) nằm trong cơ cấu của Công an phường,
được thành lập từ năm 1955. Theo quy định mới nhất hiện nay là Thông tư
số 09/2015/ TT-BCA
thì CSKV là lực lượng Cảnh
sát nhân dân, công tác tại Công an phường, thị trấn, Đồn Công an và Công an xã
trọng điểm phức tạp về ANTT thực hiện chức năng thi hành pháp luật về quản lý
an ninh trật tự (ANTT). Hiểu
nôm na CSKV là cánh tay nối dài của lực lượng Công an xuống dưới địa bàn, thường
là các khu vực phức tạp nhằm quản lý tốt địa bàn, phục vụ chức năng phòng chống
và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Tương tự như trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố là cánh tay của
UBND cấp xã để thực hiện công tác quản lý vậy.
Không
phải đơn vị công an cấp xã nào cũng có CSKV. CSKV chỉ được bố trí ở những Công an phường, thị trấn, đồn Công an và xã trọng điểm, phức tạp
về an ninh trật tự nơi có Trưởng, Phó Trưởng Công an xã là
Công an chính quy.
Lực lượng này ngoài nhiệm vụ chính là quản lý về
cư trú mà chúng ta thường thấy thì còn có nhiều nhiệm vụ khác như: quản lý đối
tượng sưu tra; xây dựng và sử dụng cộng tác viên bí mật và phối hợp thực hiện
công tác nghiệp vụ cơ bản về lĩnh vực an ninh chính trị; Quản lý ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện về ANTT; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và
pháo…vv.
2.
CSKV
có được quyền kiểm tra đột xuất chỗ ở của công dân?
Nhiệm
vụ phổ biến nhất của CSKV đó là quản lý cư trú, khi quản lý về cư trú thì CSKV
được kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị
định 35/2014/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật cư trú. Các văn bản không quy định về thời gian kiểm
tra, nên với việc cho phép CSKV được kiểm tra cư trú đột xuất thì được hiểu là
được kiểm tra bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết. Khi kiểm tra cư trú thì CSKV
có thể vận động các lực lượng tham gia cùng, ví dụ như tổ trưởng tổ dân phố hay
cán bộ dân phòng. Đây là điều nên làm nhưng không bắt buộc; vì vậy nếu thấy
CSKV đến kiểm tra cư trú một mình thì người dân cũng không nên vì lý do đó mà
thiếu hợp tác. Việc kiểm tra cư trú cũng khác với việc khám xét chỗ ở trong vụ
án hình sự. Việc kiểm tra khá đơn giản, CSKV chỉ kiểm tra số người có trong nhà
và việc đăng ký cư trú, khai báo lưu trú của những người đó. CSKV không được lục
lọi đồ đạc, sổ sách hoặc yêu cầu xuất trình bất kỳ vật hay tài liệu nào ngoài
giấy tờ tùy thân. Vì là nghiệm vụ đơn giản khác với việc khám xét nên không cần
phải có lệnh của thủ trưởng cơ quan điều tra và quyết định phê duyệt của Viện
kiểm sát như đòi hỏi của một số người khi bị kiểm tra.
Cũng
có ý kiến cho rằng quy định cho phép CSKV được kiểm tra nơi cư trú của công dân
nêu tại Nghị định 35 là trái với hiến pháp, vì hiến pháp quy định “Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được
người đó đồng ý” do vậy
CSKV không được vào nhà dân để kiểm tra khi họ chưa đồng ý. Tôi cho rằng đây là
cách hiểu cứng nhắc và nghiêm trọng hóa vấn đề, bởi quyền của công dân chỉ được
tôn trọng khi công dân thực hiện quyền đó một cách hợp pháp, để biết anh có thực
hiện nó hợp pháp hay không cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm tra, mục đích của
CSKV vào nhà là để kiểm tra cư trú, phục vụ công tác quản lý chứ không phải để
xâm phạm chỗ ở như một số trường hợp tranh giành đất cát.
Tuy
vậy, Thông tư 09/2015/TT-BCA cũng nghiêm
cấm việc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để sách nhiễu, gây phiền hà,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tức là cho phép
anh được quyền kiểm tra đột xuất nhưng không được lợi dụng việc đó để gây phiền
hà cho cuộc sống của người dân. Do vậy nếu không có dấu hiệu rõ ràng thì nên hạn chế và nhất là đêm
khuya thì cực kỳ hạn chế hơn nữa.
3. Các bên nên
ứng xử như thế nào?
Một trong các kỹ năng bắt buộc của CSKV được nêu
tại Thông từ 09/2015/TT-BCA đó là phải có kỹ năng thuyết phục và vận động quần
chúng. Để quản lý tốt địa bàn mình phụ trách, CSKV cần phải hiểu dân, hòa đồng
với người dân, nếu không có kỹ năng giao tiếp với người dân thì rất dễ tạo ra
xung đột với họ. CSKV mà tạo ra hình ảnh thù địch, chống đối và luôn gay gắt,
căng thẳng với người dân thì coi như thất bại.
Quay trở lại vụ việc anh CSKV phường Trung Liệt.
Viên cảnh sát này đến kiểm tra cư trú vào lúc 12h đêm khi nhà chỉ có 02 cô gái
và có lẻ anh ta cũng chưa thực sự gần dân nên 02 cô gái không biết anh ta là ai
ngoài danh phận tự xưng và bộ cảnh phục. Việc kiểm tra vào thời điểm nhạy cảm
như vậy rõ ràng là rất dễ gây phiền hà cho bất kỳ ai nếu như anh không đưa ra
được lý do chính đáng cho việc cần thiết phải kiểm tra vào thời điểm đó. Tuy
nhiên, anh CSKV có đang cố tình lợi dụng quyền của mình để gây phiền cho người
dân hay không lại là lẻ khác. Bởi việc cư trú thường diễn ra vào đêm khuya, nếu
không kiểm tra vào thời điểm đó thì xác suất phát hiện trong nhà có người cư
trú bất hợp pháp rất thấp. Ví dụ, công dân A cho người anh em ở quê lên Hà Nội
làm việc ở cùng nhưng khôn đăng ký tạm trú hoặc khai báo lưu trú (nếu ở ít
ngày), người anh em này thường đi cả ngày và tối mới về ngủ. Nếu chỉ đến kiểm
tra vào ban ngày hoặc đầu tối thì không thể phát hiện hoặc nếu phát hiện thì họ
lấy lí do qua chơi, do vậy việc kiểm tra vào thời điểm 12h đêm là cần thiết.
Như vậy, đánh giá vấn đề cần đứng ở góc nhìn của cả 02 bên, CSKV cần biết người
dân cảm thấy không thoải mái về việc đó. Nhưng người dân cũng cần biết đây là
việc phải làm của CSKV để phục vụ công tác quản lý. Từ đó người dân cần thấu hiểu
CSKV, không nên có những lời lẻ gây ức chế cho họ; còn CSKV cần vận dụng kỹ
năng giao tiếp và thuyết phục người dân để được việc. Đừng tỏ ra hách dịch và vội
vàng đưa ra những yêu cầu mang tính mệnh lệnh. Nếu đúng là có tin báo về đối tượng
truy nã trốn trong nhà dân cần phải kiểm tra nhưng người dân không hợp tác thì
CSKV cần cương quyết, bám địa bàn và gọi lực lượng khác hỗ trợ chứ không phải bỏ
đi bất lực và thiếu trách nhiệm như vậy. Điều đó chỉ chứng tỏ trung úy Bắc thiếu
kỹ năng và đang nói dối về lý do thực thi công vụ của mình.
Đoạn clip không chưa rõ để xác định CSKV có nhổ
nước bọt vào người dân hay không. Nếu có thì đây là hành vi thiếu đạo đức, tác
phong nghề nghiệp của bất kỳ công chức, viên chức nào cần phải có biện pháp xử
lý kỷ luật tương thích. Thậm chí trong một số trường hợp việc nhổ nước bọt vào
mặt người khác còn có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác.
Hoạt động của CSKV chủ yếu
được điều chỉnh bởi các điều lệnh; trong điều lệnh này sẽ đưa ra định nghĩa,
các nhiệm vụ, chức năng, những việc được làm và không được làm của CSKV…. Từ
khi thành lập CSKV đến nay có tất cả 05 điều lệnh được ban hành vào các năm 1974,
1987, 1994, 2007 và 2015. Các điều lệnh này đi kèm các Quyết định của Bộ trưởng
BCA hoặc Thông tư của Bộ trưởng. Đây đều là các văn bản quy phạm pháp luật
nhưng chúng ta không thể tìm thấy nó trên tài nguyên mạng, dường như người ta
coi nó là bí mật Nhà nước và chỉ được sử dụng lưu hành nội bộ (Luật ban hành
văn bản pháp luật cho phép những văn bản pháp luật thuộc bí mật Nhà nước thì
không phải công khai) – đây là thực trạng chung của rất nhiều văn bản do Bộ
công an ban hành. Một lực lượng thường xuyên tiếp xúc và va chạm với nhân dân
và mọi vấn đề đời sống của họ nhưng các các quyền và nghĩa vụ của anh lại mập
mờ, khôn để người dân được hiểu mình. Điều đó cho thấy danh của anh không
chính, mà danh không chính thì ngôn sẽ không thuận.
|
(Bài cũng
được đăng tại: http://vntinnhanh.vn/tin-24h/canh-sat-khu-vuc-la-gi-va-co-quyen-kiem-tra-cu-tru-nhu-the-nao-96555
)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét