Hakan Sukur |
Luật sư Hoàng Văn Thạch
Nhân vụ anh Nguyễn
Văn Tấn tại Tp HCM bị khởi tố về hành kinh doanh trái phép do bán phở nhưng chậm
đăng ký kinh doanh. Luật Trí Minh giới thiệu bài viết của Luật sư Hoàng Văn Thạch
Ai
phải đăng ký kinh doanh?
Khi chúng ta tham gia
hoạt động kinh doanh. Tức chúng ta là một thương nhân. Thương nhân có thể là một
hộ kinh doanh như chủ các quan phở, quan photocopy…hoặc cùng có thể là một
doanh nghiệp quy mô nhỏ vài người lao động hoặc lớn đến cả ngàn người lao động
(doanh nghiệp là tên gọi chung của doanh nghiệp tư nhân và tất cả các loại công
ty từ TNHH cho đến cổ phần). Theo quy định tại Điều 7 Luật thương mại 2005 thì
thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. Do vậy, nếu chúng ta tham gia kinh
doanh chúng ta phải đăng ky kinh doanh với cơ quan Nhà nước để Nhà nước quản lý
hoạt động kinh doanh của chúng ta. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ pháp luật
cho phép không phải đăng ký kinh doanh như trường hợp cô gái thu mua đồng nát hoặc anh chàng bán bán bắp
rang bơ trên phố…vv (danh mục các ngành nghề không phải đăng ký kinh doanh độc
giả tham khảo tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP).
Khi đăng ký kinh
doanh chúng ta được cấp một loại giấy phép có thể gọi là Giấy chứng nhận đăng
ký hộ kinh doanh/thành lập doanh nghiệp – đây là giấy phép mẹ. Đa phần các
ngành nghề chỉ cần giấy phép mẹ nhưng có một số ít ngành nghề đặc biệt mà Nhà
nước cần tăng cường công tác quản lý thì chúng ta phải có thêm một loại giấy
phép nữa mà xã hội gọi là giấy phép con. Ví dụ như kinh doanh nhà hàng ngoài giấy
phép mẹ là Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp còn phải có thêm giấy
phép con là Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm…vv
Theo quy định hiện
hành của pháp luật thì nếu kinh doanh mà không đăng ký hoặc có đăng ký nhưng
chưa có giấy phép con hoặc đã có đầy đủ các loại giấy phép từ mẹ đến con nhưng
kinh doanh không đúng với nội dung các giấy phép này thì đây đều là hành vi
kinh doanh trái phép. Hành vi này tùy từng mức độ có thể sẽ bị xử lý hành chính
hoặc xử lý hình sự. Cũng như các hành vi khác đa phần kinh doanh trái phép sẽ bị
xử lý hành chính, nhưng cũng có không ít các trường hợp bị xử lý hình sự về
hành vi này như trường hợp của người mẫu Vĩnh Thụy và bầu Kiên một người đi
buôn điện thoại và một người kinh doanh tài chính. Tuy vậy thì theo BLHS 2015
ban hành ngày 09/12/2016 có hiệu lực từ 01/07/2016 tới đây thì hành vi Kinh
doanh trái phép sẽ không bị xử lý hình sự.
Những
khuất tất trong việc khởi tố Nguyễn Văn Tấn tội kinh doan trái phép.
Trở lại trường hợp của
anh Nguyễn Văn Tấn. Theo như thông tin cơ quan báo chí phản ánh thì anh Tấn ban
đầu kinh doanh phở nhưng không đăng ký nên bị Công an huyện Bình Chánh kiểm tra
và xử phạt về hành vi này cùng một số hành vi liên quan. Sau đó gần một tháng Công
an huyện Bình Chánh lại tái kiểm tra, lúc này anh Tấn đã bổ sung Giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhưng Công an huyện lại phát hiện anh có các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực an toàn thực phẩm như: “sử dụng khu vực chế biến có côn trùng độc
hại” và “sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm” theo
Nghị định 178/2013/NĐ-CP.
Ngay sau đó cơ quan
Công an huyện Bình Chánh đã khởi tố vụ án và khới tố bị cán đối với anh Tấn về
hành vi Kinh doanh trái phép theo Điều 159 BLHS 1999.
Những việc làm vội vả
và vạch lá tìm sâu nêu trên của Công an huyện Bình Chánh đã cho thấy nhiều điểm
khuất tất, không đủ căn cứ để xử lý hình sự.
Theo Điều 159 thì để
xử lý tội kinh doanh trái phép phải có một trong hai điều kiện khách quan
sau: 1/ hàng hóa kinh doanh trái phép phải
từ 100.000.000đ trở lên hoặc 2/người vi phạm đã bị phạt hành chính về hành vi
này hoặc bị kết án về tội này hoặc các tội khác có tính chất tương tự (xem Điều
159 BLHS) chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Ở đây hàng kinh doanh
trái phép của anh Tấn chưa đủ 100 triệu đồng, bản thân anh Tấn chưa từng có tiền
án về tội này hoặc các tội tương tự nên dư luận cho rằng anh Tấn bị khởi tố vì
tình tiết “đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này”. Tuy nhiên nếu như nội
dung báo chí cung cấp thì lần đầu anh Tấn bị xử lý về hành vi “kinh doanh không
có đăng ký kinh doanh” (tức kinh doanh trái phép). Còn lần thứ 2 anh bị xử lý về
02 hành vi “sử dụng khu vực chế biến có côn trùng độc hại” và “sử dụng nước
không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm” – đây là các hành vi quy định
tại Điều 20 Nghị định 178/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính an toàn thực
phẩm. Hành vi mà anh Tấn bị xử lý lần sau không phải là hành vi kinh doanh trái
phép mà chỉ là hành vi vi phạm quy định về đảm bảo điều kiện an toàn trong vệ
sinh ăn uống. Việc vi phạm quy định về đảm bảo điều kiện an toàn trong vệ sinh
ăn uống không phụ thuộc vào giấy phép, không thể đánh đồng với hành vi kinh
doanh trái phép được. Do vậy không thể coi anh Tấn là người đã từng bị xử lý vi
phạm hành chính về kinh doanh trái phép để làm căn cứ xử lý hình sự. Đây là cấu
thành cơ bản của tội danh này, nếu Công an quận Bình Chánh phạm phải lỗi này
thì thực sự hết sức ngây thơ.
Tóm lại là theo thông
tin báo chí phản ánh thì thấy rất khó hiểu cho việc khởi tố vụ án, khới tố bị
can đối với anh Tấn về hành vi kinh doanh trái phép.
Tuy nhiên, đây mới chỉ
là thông tin một chiều từ cơ quan báo chí. Cá nhân tôi đã từng chứng kiến nhiều
vụ cơ quan báo chí phản ánh một đằng nhưng sau khi tiếp xúc hồ sơ lại thấy có
nhiều điểm khác. Ví dụ như trong lần kiểm tra thứ 2 cơ quan Công an phát hiện
ông Tấn không có Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn kinh doanh thì đây lại là hành vi kinh doanh trái phép. Trước đó ông Tấn đã từng bị xử lý
vi phạm hành chính về hành vi này. Do vậy việc khởi tố là có căn cứ. Chúng ta
hãy cùng chờ xem Kết luận điều tra hoặc Cáo trạng để biết chính xác căn cứ khởi
tố vụ án, khởi tố bị can là gì?.
Hà Nội, 19 tháng 04 năm 2016
Tội
kinh doanh trái phép theo Điều 159 BLHS 1999 “1. Người nào kinh doanh không
có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc
kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải
có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai
năm:
a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các
điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230,
232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một
trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng”
Năm
2015 khi ban hành BLHS 2015 các nhà làm luật cho rằng xuất phát từ thực tế hiện
nay, những lĩnh vực cấm kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư năm 2014 thu
hẹp lại, theo đó Nhà nước chỉ cấm kinh doanh một số lĩnh vực cụ thể và những lĩnh vực này đã được quy định tại
một số điều luật cụ thể của BLHS các tội phạm liên quan đến sản xuất, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm; ma túy; vũ khí; buôn bán người.... Bên cạnh đó, với
những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện mà vi phạm đã bị xử phạt hành chính là
đủ sức răn đe. Riêng một số lĩnh vực khác thì BLHS đã có quy định cụ thể như
tội vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biện giới, hoặc một số tội phạm trong
lĩnh vực đất đai, bảo hiểm, buôn bán vũ khí, phóng xạ... Do đó, việc duy trì
tội kinh doanh trái phép trong BLHS là không còn phù hợp vì vậy BLHS 2015 đã
chính thức bỏ tội danh này. Tuy nhiên Bộ luật này được ban hành vào 09/12/2015 và mãi đến
01/07/2016 mới có hiệu lực. Hành vi của anh Tấn xảy ra từ tháng 09/2015. Do vậy,
nếu anh Tấn thực sự có hành vi kinh doanh trái phép thì vẫn xử lý bình thường
theo BLHS 1999.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét