9 tháng 2, 2015

Luận Cứ Bào Chữ Cho Anh Minh Trong Vụ Con Ruồi 500 Triệu


                                                                                              
Trần Thị Kim Ngân
                                       Luật sư Hoàng Văn Thạch

Vụ con ruồi 500 triệu của anh Võ Văn Minh và Công ty Tân Hiệp Phát đang gây xôn xao dư luận với nhiều quan điểm khác nhau. Mình cũng xin góp vài quan điểm theo hướng bào chữa cho Võ Văn Minh.
1.            Môt bên đưa ra chai Number One có con ruồi đổi lấy 500 triệu. Tức là có sự trao đổi tài sản -> Bản chất là hợp đồng mua bán tài sản. Ở đây các bên đã giao kết bằng hợp đồng miệng.
Cái quần lót của Elvis Presley từng được đấu giá với giá khởi điểm 10.000 Bảng Anh thì không có lý gì cái chai nước có con ruồi lại không có giá 500 triệu cả. Giá là do các bên thỏa thuận. Cái quần của Presley có gái 10.000 Bảng vì nó khác với vô số cái quần lọt khác là nó được mặc bởi một ca sĩ nổi tiếng. Chai number one có giá 500 triệu vì nó khác với các chai nước khác là có con ruồi.
Nếu anh Minh đang cần tiền để chữa bệnh cho vợ và anh ra giá 1 tỷ đồng. THP biết điều này nên nói nếu anh không lấy 500 triệu để sớm chữa bệnh cho vợ thì vợ anh sẽ ….vv. Vì lo sợ sự việc như vậy nên anh Minh đã hạ giá xuống 500 triệu để sớm lấy tiền. Liệu THP có hành vi dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần để chiếm đoạt chai nước Number One của anh Minh không? – Không, vì anh THP đã đưa cho anh 500 triệu rồi. Theo chiều người lại, anh Minh đã đưa tài sản của mình là chai nước cho THP nên anh Minh không cưỡng đoạt 500 triệu của THP.
2.            Việc anh Minh “đe dọa” đưa chai nước ra công chúng đó là quyền của người tiêu dùng, quyền của chủ sở hữu tài sản. Một hành vi hợp pháp không thể coi là “thủ đoạn” để mà uy hiếp tinh thần.
         Một cô gái đòi người yêu phải chu cấp 10 triệu một tháng nếu không sẽ bỏ rơi anh. Lo bị người yêu bỏ rơi nên anh kia đã thu xếp đưa cho cô10 triệu đồng. Cô gái liệu có bị nguy cơ bị Công an gô cổ lại vì hành vi cưỡng đoạt tài sản? - Ko, vì bỏ là quyền của cô ta.

A muốn ly hôn vơi B để lấy C. Tai buổi hoà giải sơ thẩm B nói nếu A không chia thêm cho B 10 triệu trong khối ts mà B cho rằng là tài sảnchung thì vụ án sẽ còn kéo dài, xong sơ thẩm B sẽ kháng cáo phúc thẩm. Ít nhât 3 - 4 tháng nữa A mới ly hôn xong. Còn nếu đồng ý thì 7 ngày sau sẽ có quyết định ly hôn. Thẩm phán cũng khuyên A nên nhường nhịn B một chút để vụ việc sớm được giải quyết. Cả B cũng như A đều biết rằng yêu cầu đó là vô lý vì đấy là tài sản riêng của A và nếu giải quyết theo đúng quy định thì A không phải chia đồng nào cả nhưng vì lo sợ vụ án kéo dài mà A đang muốn kết hôn với C nên đã đồng ý chia cho B 10 triệu.
           B có hành vi cưỡng đoạt tài sản không? Nếu B có hành vi phạm tội thì Thẩm phán có phạm tội này với vai trò là xúi giục hay giúp sức không? – Không, vì họ toàn nói đúng, họ chẳng nói gì sai cả. Đó là quyền của họ nên không coi là “thủ đoạn” uy hiếp tinh thần.
 A và B có thời gian yêu nhau và đã quay lại những cảnh nóng giữa hai người. Sau này A nói với B nếu không đưa cho A 10 triệu đồng A sẽ cho người khác xem nội dung thước phim này. A có phạm tội cưỡng đoạt không? - Có, vì thước phim đó là đời tư của A, B; A không có quyền cho người khác xem.

          A nhặt được túi xách của B trong đó có một số giấy tờ quan trọng. A gọi cho B và đòi tiền chuộc là 10 triệu đồng. A có hành vi cưỡng đoạt tài sản không - Có, vì theo pháp luật dân sự, nhặt được của rơi phải trả lại. A không có quyền yêu cầu B phải chuộc lại.
3.            Việc anh Minh cam kết giữ bí mật về sự việc nếu THP bỏ ra 500 triệu chẳng qua là điều khoản Bảo Mật trong hợp đồng.
Pháp luật hợp đồng cho phép các bên có điều khoản bảo mật. Vì vậy việc giao kết hợp đồng kèm theo điều khoản anh Minh sẽ không tiết lộ sự việc ra công chúng là hoàn toàn hợp pháp

(Một số quan điểm mà mình không đồng tình:
1.            Quan điểm của LS bào chữa cho anh Minh:(Đăng trên báo điện tử giaogiucvietnam ngày 07.02.2015)
Điều 135 BLHS quy định “dùng thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần người khác”. Vì có từ “người khác” nên Luật sư cho rằng đây là cá nhân. Còn THP là tổ chức không phải là “cá nhân”; nếu là cá nhân đại diện cho Tổ chức thì phải là Ban lãnh đạo.
Quan điểm này sai lầm nghiêm trọng vì hiểu luật một cách máy móc và nặng về câu từ. Công ty THP cử người xuống thương lượng với anh Minh nghĩa là người được cử xuống đang đại diện cho cty THP. Do vậy uy hiếp tinh thần của người này chính là uy hiếp THP.
Hậu quả: Tội cướp tài sản cũng dùng từ chỉ dùng từ “người” chứ không có từ “tổ chức. Vậy nên nếu có nhóm tội phạm vào cướp ngân hàng thì chúng tìm đến thằng nào đang quản lý tiền chúng cướp. Chúng không có thời gian chạy lên phòng giám đốc. Do vậy chúng không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc với Ban lãnh đạo Ngân hàng nên chúng không phạm tội cướp và chả phạm tội gì cả. Hàng trăm vụ án ở Việt Nam bị Giám đốc thẩm và hủy hết.
2.            Quan điểm cho của Ls ĐVC cho rằng anh Minh phạm tội: (Đăng trên bao soha.vn ngày 09.02.2015)
Để bảo vệ quan điểm của mình Ls đã bỏ qua chi tiết anh Minh là Chủ sở hữu chai nước. Luật sư tập trung vào việc cho rằng con ruồi không phải là tài sản nên không phải là đối tượng mua bán. Nhưng thực tế anh Minh bán chai nước có con ruồi chứ không phải người ta bán con ruồi trong chai nước. THP lấy cả chai nước chứ có lấy mình con ruồi đâu. Nó cũng giống như việc bên Anh người ta bán cái quần lót của Elvis Presley vậy.)

Nhưng nói gì thì nói, tay Minh này đòi 500 triệu thì tham quá!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét