28 tháng 2, 2015

Chống Người Thi Hành Công Vụ Bị Xử Lý Như Thế Nào?


Gabriel Batistuta in Fiorentina
Luật sư: Hoàng Văn Thạch

Mới đây sự việc người mẫu Trang Trần bị bắt vì có hành vi chống người thi hành công Vấn đề này có nhiều luật sư đã lên tiếng, có nhiều người cho rằng cần xử lý hình sự nhưng cũng có người cho rằng chỉ nên xử lý hành chính.
Vậy hành vi chống người thi hành công vụ là những hành vi gì? Và khi nào nó bị xử lý hình sự, khi nào thì xử phạt vi phạm hành chính; nếu xử lý hình sự thì xử lý về tội gì. Bài viết dưới đây giới thiệu quy định của pháp luật về việc xử lý đối với hành vi này.

1.            Thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP hướng dẫn về các biện pháp phòng ngữa, ngăn chặn người chống người thi hành công vụ thì “Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”. Nội hàm của khái niệm này cũng phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 257 Bộ luật hình sự 1999 “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị…”
Như vậy có thể hiểu hành vi chống người thi hành công vụ là bất kỳ hành vi nào nhằm mục đích cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

2.            Khi nào hành vi chống người thi hành công vụ bị xử phạt hành chính, khi nào bị xử lý hình sự?
Về chế tài xử lý hình sự đã được quy định tại Điều 257 BLHS. Theo quy định tại điều này thì chỉ cần người nào có một trong các hành vi: Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác  và nhằm mục đích là nhằm cản trở người thì hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao thì đều có thể bị xử lý hình sự mà không cần quan tâm đến hậu quả.
Về chế tài hành chính. Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
(trước đây các hành vi này được quy định tại Nghị định 71/2010/NĐ-CP)
Thứ nhất: nhìn vào Điều 20 Nghị định 167 chúng ta có thể tham khảo “thủ đoạn khác” được quy định tại Điều 267 BLHS gồm những thủ đoạn gì: môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho đối tượng vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát; có hành vi đe dọa, xúc phạm người thi hành công vụ; xâm phạm tài sản của người thi hành công vụ…ngoài ra "vu khống người thi hành công vụ" cũng có thể coi là một "thủ đoạn khác”.

Thứ hai: Tất cả những hành vi được nhắc đến tại Khoản 1 Điều 257 đều có tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Như vậy có thể thấy hành vi chống người thi hành công vụ ở mức độ nào đó nó sẽ bị xử lý hành chính, ở mức độ cao hơn sẽ bị xử lý hình sự. Tuy nhiên việc nhìn nhận tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi chống người thi hành công vụ ở mức cao (để xử lý hình sự) hay mức độ thấp (để xử lý hành chính) thì không có bất cứ văn bản nào quy định cụ thể. Điều này dẫn đến việc tùy tiện của cơ quan chức năng khi xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Và theo như thống kê của Bộ công an trong tờ trình Dự thảo Nghị định ác biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chng người thi hành công vụ cho thấy thống kê từ năm 2002 – 2012 “cả nước đã xảy ra 8.513 vụ, với 13.706 đối tượng vi phạm, trong đó, số vụ việc xử lý hình sự là 6.882 với 11.131 đối tượng; số vụ việc xử lý hành chính là 1.594 với 2.811 đối tượngà Tỷ lệ xử lý hình sự cao gấp khoảng 4,5 lần xử lý hành chính trong khi thông thường một hành vi nếu có cả chế tài hình sự, cả chế tài hành chính thì tỷ lệ xử lý hành chính sẽ nhiều hơn xử lý hình sự. Việc xử lý hình sự nhiều có thể một phần đến từ việc các hành vi này có đối tượng tác động chủ yếu à cơ quan công an.

3. Kiến nghị hướng dẫn việc xử lý người chống người thi hành công vụ.
Trong tình trạng chưa có quy định cụ thể về việc khi nà xử lý hình sự, khi nào xử lý hành chính đối với hành vi chống người thi hành công vụ thì các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm có văn bản hướng dẫn về vấn đề này.
Qua thực tiễn hành nghề tôi có đề xuất:
Chỉ xử lý hình sự khi:
-         Hành vi chống người thi hành công vụ có hậu quả là làm cản trở hoạt động công vụ.
-         Hành vi chống người thi hành công vụ tuy chưa làm cản trở hoạt động công vụ nhưng người thi hành công vụ đã giải thích và yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi chống người thi hành công vụ, đã tiến hành cưỡng chế người vi phạm nhưng người vi phạm vẫn tiếp tục có những hành vi chống người thi hành công vụ.
Nếu chưa có một trong hai tình tiết trên thì chỉ xử lý hành chính người vi phạm theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

3.      Hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị xử lý hình sự về tội danh khác mà không phải tội “chống người thi hành công vụ”.
-         Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ nếu ở mức độ nhẹ thì xử lý hành chính; mức độ nặng thì xử lý hình sự về tội “làm nhục người khác” hoặc tội “vu khống” theo quy định tại Điều 121, 122 BLHS với tình tiết định khung là phạm tội “đối với người thi hành công vụ” (không xử lý về tội “chống người thi hành công vụ”)
-         Hành vi đưa tiền cho người thi hành công vụ hoặc xâm phạm tài sản của người thi hành công vụ nếu số tiền hoặc thiệt hại có giá trị từ 2.000.000 VNĐ trở lên sẽ bị lý hình sự về tội “hủy hoai hoặc làm hư hỏng tài sản người khác” hoặc tội “đưa hối lộ” theo các Điều 144, 279 BLHS.
-         Hành vi xâm phạm sức khỏe của người thi hành công vụ nếu gây ra thương tích sẽ bị xử lý hình sự về tội “cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điểm K khoản 1 Điều 104 BLHS.
-         ….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét