Vừa rồi đi ăn tiệc cưới lại
có dịp tranh luận sôi nổi với với một nhóm gồm cả Luật sư, Công chứng viên, Cán
bộ pháp chế ngồi túm tụm vào một mâm.
Vấn đề không phải ai đó
không hiểu thực trạng nó như thế nào mà là cách lý giải thế nào cho nó khoa học.
Anh Công chứng viên có mái tóc muối tiêu chỉ lý giải một cách nguyên tắc rằng “về nguyên tắc hai bên ký vào hợp đồng thì muốn
hủy bỏ hai bên phải cùng thống nhất…”.
Cá
nhân tôi có cách lý giải riêng mình như sau:
1.
Hủy
bỏ hợp đồng và Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là khác nhau.
Trước tiên cần thống nhất rằng
hợp đồng ủy quyền cũng là một hợp đồng dân sự. Đã là hợp đồng dân sự thì phải
chịu sự điều chỉnh theo chế định chung về hợp đồng dân sự được quy định tại
BLDS 2005. Theo quy định tại Điều 425 và 426 BLDS 2005 chúng ta thấy khái niệm “hủy
bỏ hợp đồng” và khái niệm “đơn phương chấm dứt thực hiên hợp đồng” là hoàn toàn
khác nhau – được quy định bởi hai quy định khác nhau.
Việc “hủy bỏ hợp đồng” dù do hai bên thỏa thuận hay pháp luật quy định
thì nó luôn gắn với việc vi phạm hợp đồng của một bên. Và khi hủy bỏ hợp đồng
thì hợp đồng không có hiệu lực ngay từ khi giao kết.
Còn “đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng” thì có thể phát sinh do vi
phạm hoặc không do vi phạm miễn là các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Và khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thì nó chỉ chấm dứt khi một bên nhận được
thông báo về việc chấm dứt thực hiện thực hiện hợp đồng của bên đối tác. Các
bên vẫn phải chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của mình đối với phần hợp đồng
đã thực hiện trước đó.
Hủy bỏ hợp đồng giống như khi ta đốt một sợi dây còn
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng giống như khi ta cắt đứt một sợi dây.
|
Vậy nếu một người đã ký hợp
đồng ủy quyền có công chứng cho một người khác nay tự ý muốn chấm dứt việc ủy
quyền này thì đó là “hủy bỏ” hay “đơn phương chấm dứt thực hiện” hợp đồng ủy
quyền này?. Rõ ràng đây là trường hợp “đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng” mà cụ thể là đơn phương chấm dứt việc ủy
quyền. Điều này hoàn toàn được pháp luật cho phép. Theo quy định tại Điều 588
BLDS 2005 thì mọi hợp đồng ủy quyền thì Bên ủy quyền hoặc Bên nhận ủy quyền khi
không muốn ủy quyền/nhận ủy quyền nữa thì đều có quyền đơn phương chấm dứt trước
thời hạn và chỉ việc báo trước 1 thời gian hợp lý (và chấp nhận bồi thường thiệt
hại nếu có)
2.
Luật
công chứng không quy định việc đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền thì
bắt buộc các bên phải cùng nhau đến cơ quan công chứng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều
46 Luật công chứng 2006 thì “Việc sửa đổi, bổ
sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi
có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng,
giao dịch đó và phải được công chứng.”. Như vậy nội dung quy định
trên chỉ yêu cầu việc 1. Sửa đổi, 2. Bổ sung, 3. Hủy bỏ hợp đồng, giao dịch. Khoản 1 Điều
46 Luật công chứng 2006 không hề quy định việc “Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã được công chứng” nói
chung hay “đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng ủy quyền đã được công chứng” nói riêng chỉ được thực hiện khi có khi có
sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng,
giao dịch đó và thỏa thuận đó phải được công chứng.
Như vậy giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật công
chứng 2006 chẳng có gì mâu thuẫn và lâu
nay cách hiểu như vậy của nhiều công chứng viên và vô số các bài viết trên mạng
như
đã trích dẫn đối với trường hợp một bên muồn chấm dứt việc ủy quyền đã được ghi
nhận bằng hợp đồng công chứng là hoàn
toàn nhầm lẫn giữa hai khái niệm “hủy bỏ
hợp đồng” và “đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng”.
Tuy nhiên do nghề công chứng
viên là nghề có tính rủi ro cao. Do vậy có lẻ tại Khoản 1 Điều 44 Luật công chứng
2006 không quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã được
công chứng nên Công chứng viên chưa mạnh dạn triển khai việc xác nhận việc đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng chăng?
Do vậy nếu hiểu đúng quy định
của pháp luật thì theo tôi trong trường hợp này Bên ủy quyền chỉ cần đến Văn
phòng công chứng có văn bản xác nhận về việc đơn phương chấm dứt việc ủy quyền
là được mà không cần phải có sự xuất hiện của Bên được ủy quyền.
1.
Mâu thuẫn trong Bộ luật dân sự 2005 khi quy định về chấm
dứt tư cách đại diện theo ủy quyền.
Điều 588 quy định việc Bên ủy quyền hoặc Bên được ủy
quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền.
Điều 424 BLDS quy định khi hợp đồng bị Đơn phương chấm
dứt thực hiện thì hợp đồng đó bị chấm dứt.
Tuy nhiên Khoản 2 Điều 147 khi quy định về các trường hợp
chấm dứt tư cách đại diện theo ủy quyền của cá nhân lại không quy định về trường
hợp khi một bên “đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng ủy quyền” mà thay vào đó lại quy định về trường hợp “hủy bỏ việc ủy quyền”.
2.
Việc hủy bỏ và bổ sung hợp đồng công chứng không còn
quy định bắt buộc phải công chứng?
Theo Luật công chứng 2014 có hiệu lực vào ngày
01.01.2015 tới đây thì Khoản 1 Điều 51 quy định “Việc công chứng sửa đổi,
bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi
có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp
đồng, giao dịch đó”. (Thay cụm từ “việc
sửa đổi …” = “việc công chứng sửa đổi…”)
Như vậy nếu theo quy định này thì Luật công chứng 2014 không còn bắt buộc các trường hợp hợp đồng trước đó đã được
công chứng rồi thì sau này muốn sửa
đổi, hủy bỏ, bổ sung
thì cũng phải công chứng nữa.
Tuy nhiên theo Điều 423 BLDS thì hình thức của hợp đồng
gốc thế nào thì khi sửa đổi cũng phải thế đó. Do vậy việc sửa đổi đối với hợp
đồng đã công chứng thì khi “sửa đổi” bắt buộc phải công chứng. Riêng hai trường
hợp còn lại là “bổ sung” và “hủy bỏ” thì không có quy định nào bắt buộc.
|
không liên quan nhưng tại sao lấy anh tôi để ở đây???
Trả lờiXóaChào Mai Trang!
Trả lờiXóaMình lấy hình ảnh từ nguồn internet, mình rất tiếc là không có thông tin liên hệ để mà xin phép nữa.
Đúng là nó không liên quan đến bài viết nhưng pháp luật vốn rất khô khan, cứng nhắc nên mình hy vọng hình ảnh một cô gái bên cạnh sẽ làm nó mềm mại hơn.
Xin phép bạn cho mình được tiếp tục sử dụng hình ảnh ở đây nhé!
Nếu bạn không đồng ý mình sẽ tháo gỡ hình ảnh đó ngay.
Cảm ơn bạn, chúc bạn một ngày vui vẻ và càng xinh đẹp!