Luật sư tập sự: Hoàng Văn Thạch
Ai đây? |
Nhân đây, với tư
cách là một người học Luật và đang hành nghề Luật tôi xin nêu ra quan điểm cá
nhân của mình để bàn thêm về việc hành vi của Nghĩa có thể coi là “thực hiện tội
phạm một cách man rợ” hay không? Bởi tôi đã được đọc ở đâu đó quan điểm của
Luật sư Thủy cũng như những người khác bày tỏ quan điểm cho rằng Nghĩa không
“thực hiện tội phạm một cách man rợ” nhưng thực sự tôi thấy cách lập luận của
họ chưa sâu, thật sự thuyết phục, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là “do nghĩa thực
hiện hành vi cắt cổ, cắt mười đầu ngón tay nạn nhân sau khi nạn nhân đã chết
nên không thể coi là thực hiện tội phạm một cách man rợ” (tất nhiên quan điểm
đầy đủ của Luật sư Thủy tại phiên tòa thì tôi không được nghe, mà chỉ đọc ở một
số tờ báo họ trích lại như thế).
Man rợ là gì?
Trước tiên về mặt
ngữ nghĩa thì chẳng cần dở từ điển ai cũng hiểu “man rợ” có nghĩa là “tàn ác,
tàn bạo đến mức mất tính người”. Soi vào hành vi “cắt đầu thi thể nạn nhân và
10 đầu ngón tay rồi đem xác lên tầng thượng phi tang” rõ ràng là “man rợ”. Còn
hành vi “đâm 2 nhát dao” làm nạn nhân tử vong thì không thể coi là “man rợ”
được, nếu coi vậy thì 90% các vụ giết người là “man rợ”.
Về mặt ngữ pháp:
cụm từ “thực hiện tội phạm một cách man rợ”, trong đó “một cách man rợ” sẽ bổ
nghĩa cho “thực hiện tội phạm”. Như vậy “man rợ” và “tội phạm” phải gắn liền
với nhau, không thể lấy “tội phạm” ở một hành vi giết người gắn với “man rợ” ở hành
vi khác để buộc tội người ta là “thực hiện tội phạm (giết người) một cách man
rợ” được. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chổ này. Như đã phân tích ở trên Nghĩa đã
có hành vi “man rợ”, Nghĩa cũng đã thực hiện “tội phạm” – điều này khỏi phải
bàn cãi nhiều. Bây giờ muốn gỡ tội cho Nghĩa (tội giết người một cách man rợ)
thì chỉ việc chứng minh cho việc trong trường hợp này “man rợ” không bổ nghĩa
cho “tội phạm” giết người, mà bổ nghĩa cho một “tội phạm” khác.
Thế nào là
"tội phạm"?
Vậy chứng minh như
thế nào? Muốn vậy ta phải hiểu thế nào là “tội phạm”. Vậy “tội phạm” là gì? K1
– Điều 8 BLHS quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội
chủ nghĩa”. Có thể dễ dàng nhận thấy để thòa mãn là “tội phạm” phải có đầy đủ
các điều kiện sau: 1-hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS,
2-do người có NLTNHS thực hiện, 3-xâm phạm đến một trong các khách thể nêu
trên. Mà ở đây người ta đang buộc tội Nghĩa giết người với tình tiết “thực hiện
tội phạm (giết người) một cách man rợ” thì hành vi “tội phạm” được nói đến
trong cụm từ đó phải xâm phạm đến “tính mạng” chứ không thể xâm phạm đến các
khách thể khác (danh dự, chính trị, lĩnh vực khác…), nhưng con người thì chỉ có
một mạng, 2 nhát dao của Nghĩa đã làm nạn nhân chết mất rồi, có nghĩa là “tính
mạng” không còn nữa, vậy thì cái hành vi “cắt cổ và 10 đầu ngón tay” được coi là
man rợ đó đâu có xâm phạm đến tính mạng, mà hành vi đó không xâm phạm đến tính
mạng thì đó không thể là “tội phạm giết người” (2 nhát dao làm nạn nhân chết
mới được coi là “tội phạm giết người”) vậy nên cũng không phải là “thực hiện
tội phạm giết người một cách man rợ”. Việc một số người cho rằng hành vi chặt
xác nạn nhân sau khi nạn nhân chết cũng được coi “thực hiện tội phạm (giết
người) một cách man rợ” tôi cho rằng hiểu như vậy là làm “méo mó” pháp luật.
Hành vi của Nguyễn Đức Nghĩa thực hiện quả thực rất ghê rợn, theo suy nghĩ chủ
quan của tôi và rất nhiều người thì thực sự mà nói là “đáng chết”. Tuy nhiên
cũng không vì thế mà chúng ta là mất đi sự khách quan của pháp luật. HĐXX vẫn
có thể tước đi sinh mạng của Nguyễn Đức Nghĩa dù anh ta không bị coi là “thực hiện
tội phạm (giết người) một cách man rợ”, bởi vì Nghĩa vẫn còn bị “ràng buộc” với
K1 – Điều 93 (có khung hình phạt cao nhất đến tử hình) đó là giết người “vì
động cơ đê hèn” (giết người để cướp tài sản) theo điểm q – K1 – Điều 93 (nếu
Nghĩa giết người vì ghen tuông) hoặc giết người "để thực hiện hoặc che dấu
tội phạm khác" theo điểm g - K1 - Điều 48 (nếu Nghĩa giết người để cướp
tài sản), bên cạnh đó Nghĩa còn phạm tội cướp tài sản và một tội nữa mà tội sẽ
phân tích dưới đây.
Nghĩa còn phạm tội
khác?
Như trên đã phân
tích thì hành vi man rợ “cắt cổ và 10 đầu ngón tay nạn nhân” của Nghĩa không
xâm phạm đến khách thể “tính mạng” nên không thể coi đó là “thực hiện hành vi
tội phạm (giết người) một cách man rợ”, vậy hành vi “man rợ” đó có phải là “tội
phạm” không, nếu có thì nó xâm phạm đến khách thể nào? Phạm vào tội gì?.
Xác người đã chết chúng ta gọi đó là “thi thể”, vậy “thi thể” có được coi là khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ? Nó chính là “..lĩnh vực khác…” mà K2 – Điều 8 đã quy định. Cụ thể tại Điều 246 có quy định về tội “xâm phạm thi thể, mồ mã, hài cốt”, trong đó quy định “người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Hành vi chặt xác nạn nhân của Nghĩa là xâm phạm đến thi thể của người đã chết, như vậy hành vi “man rợ” của Nguyễn Đức Nghĩa đã phạm vào tội “xâm phạm thi thể” (chứ không phải tội giết người “man rợ”).
Xác người đã chết chúng ta gọi đó là “thi thể”, vậy “thi thể” có được coi là khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ? Nó chính là “..lĩnh vực khác…” mà K2 – Điều 8 đã quy định. Cụ thể tại Điều 246 có quy định về tội “xâm phạm thi thể, mồ mã, hài cốt”, trong đó quy định “người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Hành vi chặt xác nạn nhân của Nghĩa là xâm phạm đến thi thể của người đã chết, như vậy hành vi “man rợ” của Nguyễn Đức Nghĩa đã phạm vào tội “xâm phạm thi thể” (chứ không phải tội giết người “man rợ”).
Ngoài ra thì nếu
CQĐT chứng minh được Nghĩa giết người để cướp tài sản thì Nghĩa còn phạm vào
tội Cướp tài sản - Điều 133 BLHS.
Tóm lại, Nghĩa phạm
2 tội: Giết người, xâm phạm thi thể hoặc có thể thêm cả tội Cướp tài sản nữa.
Nghĩa không phạm tội giết người với tình tiết “thực hiện tội phạm một cách man
rợ” theo điểm I – K1 – Điều 93 BLHS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét