Takei Emi |
Luật
sư: Hoàng Văn Thạch
Điểm a Khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về
khấu hao tài sản cố định khi quy định về đáh giá tài sản cố định có quy định
như sau:
“Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:
- Theo quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện tổ chức
lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh
nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê,
chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công
ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Dùng tài sản để đầu
tư ra ngoài doanh nghiệp.”
Như vậy theo quy định thì có 03 trường hợp phải đánh giá lại
giá trị tài sản cố định tương ứng với 03 gạch đầu dòng nói trên. Trong đó gạch
đầu dòng thứ 2 lại quy định thành 03 trường hợp phải đánh giá lại TSCĐ, bao
gồm: 1/ tổ chức lại doanh nghiệp, 2/ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, 3/ chuyển
đổi hình thức doanh nghiệp. Trong 03 trường hợp này thì Thông tư tiếp tục chia
nhỏ thành nhiều trường hợp cụ thể gồm: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ
phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành
công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
Quy định này có một số điểm không đảm bảo các nguyên tắc khi
xây dựng văn bản pháp luật. Cụ thể
1. Thứ nhất: Quy định đưa ra
03 trường hợp phải đánh giá lại tài sản cố định gồm: 1/ tổ chức lại doanh
nghiệp, 2/ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, 3/ chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
Tại Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp quy định “Tổ chức
lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển
đổi doanh nghiệp”.
Và cũng theo Luật doanh nghiệp thì quy định về “chuyển đổi
doanh nghiệp” nằm trong Chương VIII về “Tổ chức lại doanh nghiệp, phá sản, giải
thể doanh nghiệp”
Như vậy “tổ
chức lại doanh nghiệp” đã bao gồm việc “chuyển đổi doanh nghiệp” (hay cách gọi
khác là chuyển đổi hình thức doanh nghiệp). Tuy nhiên quy định trên lại xếp
chúng ngang hàng theo kiểu liệt kê dẫn đến cách hiểu chuyển đổi hình thức doanh
nghiệp” và “tổ chức lại doanh nghiệp” là 02 trường hợp khác nhau.
Kết luận: Không đảm bảo tính thống nhất.
2. Thứ hai: Trong 03 trường hợp phải đánh
giá lại tài sản cố định như nêu trên quy định tiếp tục liệt kê một loạt các
trường hợp nhỏ trong 03 trường hợp đó, gồm: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất,
cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành
công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn”
Trong các trường hợp được quy
định liệt kê thì có hai trường hợp “khoán, cho thuê” không rõ ý của Nhà làm
luật vì không rõ “khoán” và “cho thuê” cái gì? Vì 02 trường hợp này không thuộc
bất kỳ trường hợp nào trong 03 trường hợp 1/ tổ chức lại doanh nghiệp, 2/
chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, 3/ chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
Quy định này trong thực tế đã dẫn
đến cách hiểu khác đi rằng đây là trường hợp khoán và cho thuê tài sản. Tuy
nhiên việc khoán và cho thuê tài sản cũng không thuộc 03 trường hợp 1/ tổ chức
lại doanh nghiệp, 2/ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, 3/ chuyển đổi hình thức
doanh nghiệp. Ngoài ra nếu hiểu như vậy cũng không phù hợp với hướng dẫn tại
Tài khoản kế toán 412, không phù hơp với pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Kết luận: Không
đảm bảo tính hợp pháp.
Đây là quy định đã tồn tại nhiều
năm, qua nhiều đời văn bản. Nhưng lỗi này vẫn không được khắc phục. Văn bản
thay thế kế thừa y nguyên quy định của văn bản trước đó.