Shark Tank Việt Nam là chương trình truyền hình có nội dung hấp dẫn và cung cấp cho người xem nhiều kiến thức kinh doanh bổ ích. Chương trình đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người, ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bạn trẻ muốn khởi nghiệp.
Có một điều đặc biệt khiến không ít người ban khoăn là khi đưa ra đề nghị sở hữu tỷ lệ vốn góp, cổ phần trong công ty của các Startup chúng ta thường thấy các Shark hay đưa ra các offer với con số 36%. Tại sao lại là 36%?
Có một điều đặc biệt khiến không ít người ban khoăn là khi đưa ra đề nghị sở hữu tỷ lệ vốn góp, cổ phần trong công ty của các Startup chúng ta thường thấy các Shark hay đưa ra các offer với con số 36%. Tại sao lại là 36%?
Đây không phải là con số ngẫu nhiên mà có nguyên do của nó. Trong luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 thì trong rất nhiều trường hợp như: thay đổi ngành nghề kinh doanh; đầu tư hoặc bán tài sản công ty có giá trị 35% giá trị tài sản trong báo cáo tài chính; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý; thông qua các giao dịch nội bộ …vv thì phải được sự chấp thuận của đại hội cổ đôn, và đại hội đồng cổ đông chỉ được coi là thông qua khi đạt tỷ lệ phiếu thuận là 65% trở lên. Như vậy khi một shark nắm giữ 36% có nghĩa là họ sẽ không bị thao túng, họ có quyền phủ quyết được rất nhiều vấn đề trong doanh nghiệp (vì phần còn lại chỉ chiếm có 64% thì không đủ để thông qua). Đấy là với mô hình Công ty cổ phần. Còn mô hình Công ty TNHH thì việc sở hữu 36% nhà đầu tư có quyền phủ quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên, bất kỳ nghị quyết nào của Hội đồng thành viên cũng chỉ được thông qua khi đạt tỷ lệ 65%.
Khi sở hữu một tỷ lệ 35% trở xuống thì vai trò của thành viên, cổ đông đó sẽ mờ nhạt, khó can thiệt vào các hoạt động của công ty. Thậm chí rất dễ bị chiếm đoạt vốn.
Rơi vào trường hợp dưới 36% thì nhà đầu tư buộc phải đưa ra thỏa thuận khác để ràng buộc startup phải đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư nếu muốn họ bỏ vốn.
Đó là lý do vì sao 36% là con số hay được các Shark đưa ra trong các offer của mình.
(Note: Có nhiều mô hình doanh nghiệp nhưng phổ biến nhất là mô hình Công ty cổ phần và mô hình Công ty TNHH.
Trong Công ty cổ phần thì có các cấp quản lý là Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc. Trong Cty THHH thì cơ quan quản lý cao nhất là Hội đồng thành viên xong rồi đến Tổng giám đốc/Giám đốc mà không cấp trung gian là Hội đồng quản trị như mô hình Công ty cổ phần
Vốn góp trong Công ty cổ phần được chia tương ứng thành các cổ phần. Ví dụ vốn điều lệ là 1 tỷ có thể chia làm 100.000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 10.000đ. Còn vốn góp ở Công ty TNHH thì không chia thành các phần. Vốn 1 tỷ thì nó là 1 tỷ)
Khi sở hữu một tỷ lệ 35% trở xuống thì vai trò của thành viên, cổ đông đó sẽ mờ nhạt, khó can thiệt vào các hoạt động của công ty. Thậm chí rất dễ bị chiếm đoạt vốn.
Rơi vào trường hợp dưới 36% thì nhà đầu tư buộc phải đưa ra thỏa thuận khác để ràng buộc startup phải đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư nếu muốn họ bỏ vốn.
Đó là lý do vì sao 36% là con số hay được các Shark đưa ra trong các offer của mình.
(Note: Có nhiều mô hình doanh nghiệp nhưng phổ biến nhất là mô hình Công ty cổ phần và mô hình Công ty TNHH.
Trong Công ty cổ phần thì có các cấp quản lý là Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc. Trong Cty THHH thì cơ quan quản lý cao nhất là Hội đồng thành viên xong rồi đến Tổng giám đốc/Giám đốc mà không cấp trung gian là Hội đồng quản trị như mô hình Công ty cổ phần
Vốn góp trong Công ty cổ phần được chia tương ứng thành các cổ phần. Ví dụ vốn điều lệ là 1 tỷ có thể chia làm 100.000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 10.000đ. Còn vốn góp ở Công ty TNHH thì không chia thành các phần. Vốn 1 tỷ thì nó là 1 tỷ)
Bài cũng được đăng tại: http://haduonglaw.com/tai-sao-cac-shark-hay-dua-ra-de-nghi-so-huu-36.html
Luật sư Hoàng Văn Thạch