Luật sư: Hoàng Văn Thạch
Lưu Hiểu Khánh |
1.Thẩm quyền của Chủ
tịch UBND phường hay Chủ tịch UBND quận?
Theo quy định tại
Điều 66 Luật xây dựng thì đối với những công trình xây dựng trong đô thị sẽ do
UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng à UBND phường không
có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trên địa bàn do
mình quản lý.
Theo quy định tại Khoản
1 Điều 17 Nghị định 180 thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ
những công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý, trừ những công
trình quy định tại Khoản 1 Điều 18 (tức những công trình thuộc thẩm quyền cưỡng
chế của UBND cấp huyện), còn theo Khoản 1 Điều 18 thì Chủ tịch UBND cấp huyện
sẽ “cưỡng chế các công trình vi phạm do UBND cấp huyện cấp giấy phép xây
dựng hoặc do Sở xây dựng cấp giấy phép xây dựng (đã được UBND cấp xã quyết định
đình chỉ thi công xây dựng)” (quy định này tiếp tục lặp lại tại Khoản 3
Điều 24).
Vậy nếu một công
trình xây dựng không phép trên địa bàn phường và bản thân phường cũng không có
thẩm quyền cấp phép cho công trình này thì Chủ tịch UBND phường có thẩm quyền
ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ hay không?. Quy định tại Khoản 1 Điều 18 dẫn đến
hai cách hiểu:
- Cách hiểu thứ nhất: “Công trình vi phạm do UBND cấp huyện cấp
giấy phép xây dựng hoặc do sở xây dựng cấp giấy phép…” được hiểu là những
công trình đáng lẽ phải xin cấp phép tại UBND cấp huyện hoặc Sở xây dựng. Tuy
nhiên chủ đầu tư đã không xin phép. Do vậy thẩm quyền cưỡng chế trong trường
hợp này là Chủ tịch UBND cấp huyện, không phải Chủ tịch UBND phường.
VD thực tế: Ngày
06/09/2013 Chủ tịch UBND Tp Huế đã ban hành quyết định cưỡng chế đối với công
trình xây dựng không phép của bà Mai Thị Gái tại Kiệt 67, đường Võ Thị Sáu, phường Phú Hội. UBND phường Phú Hội không ban hành quyết
định cưỡng chế. (1)
- Cách hiểu thứ hai: “Công trình vi phạm do UBND cấp huyện cấp
giấy phép xây dựng hoặc do sở xây dựng cấp giấy phép…” được hiểu là công
trình đó đã được UBND cấp huyện hoặc Sở xây dựng cấp phép tuy nhiên chủ đầu tư
đã xây dựng không đúng nội dung giấy phép xây dựng hoặc sai thiết kế, quy hoạch
chi tiết đã được phê duyệt hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng, công trình lân
cận… thì thẩm quyền cưỡng chế thuộc Chủ tịch UBND cấp huyện. Còn đối với công
trình xây dựng không phép nghĩa là chưa hề có giấy phép xây dựng nên không
thuộc trường hợp “công trình vi phạm do
UBND cấp huyện hoặc Sở xây dưng cấp giấy phép xây dựng”. Do vậy thẩm quyền
quyết định cưỡng chế phá dỡ trong trường hợp này thuộc Chủ tịch UBND phường.
VD thực tế: Ngày
23/07/2013 Chủ tịch UBND phường Quảng A, Tây Hồ, Hà Nội đã ban hành quyết định
cưỡng chế công trình xây dựng không phép của bà Quy, ông Thắng tại số 5, Ngõ 1,
Âu Cơ (2). à Chỉ tịch UBND quận
Tây Hồ không ban hành quyết định cưỡng chế. (2)
Như vậy có thể thấy
việc sử dụng từ “DO” tại khoản 1
Điều 18 đã khiến quy định trở nên thiếu minh bạch, gây khó hiểu cho người dân
cũng như cơ quan thực thi pháp luật.
Kiến nghị: Để minh
bạch nên sửa lại quy định trên thành “cưỡng
chế các công trình xây dựng vi phạm thuộc thẩm quyền cấp giấy phép phép xây
dựng của UBND cấp huyện …” - nếu ý
chí của nhà làm luật theo cách hiểu thứ nhất. Hoặc “cưỡng chế các công trình xây dựng vi phạm đã được UBND cấp huyện hoặc
Sỏ xây dựng cấp giấy phép…” – nếu ý chí của nhà làm luật theo cách hiểu thứ
hai.
2. Quyết định cưỡng chế do Chủ tịch UBND cấp xã hay
UBND cấp xã ban hành?
Mặc dù tại Điểm a
Khoản 1 Điều 10 và Khoản 1 Điều 17 Nghị định 180 quy định thẩm quyền ban hành
quyết định cưỡng chế là của Chủ tịch UBND cấp xã. Tuy nhiện tại Khoản 1 Điều 24
thì thẩm quyền lại chuyển thành UBND cấp xã.
Kiến nghị: Quy định của Chủ tịch UBND và UBND là khác nhau. Do vây cần sửa lại khoản 1 Điều 24 cho
phù hợp.
Chú thích: